Học bổng PhD tìm ở đâu? Tìm như thế nào?
Hướng dẫn tìm học bổng Tiến Sĩ từ A đến Z.
Note: Bài viết này dành cho các bạn chưa biết gì về học bổng PhD thôi nhé. Sử dụng như một hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu.
Học bổng PhD theo mình quan sát thường 3 dạng chính. Mình đưa ra phân loại trước rồi tổng hợp nguồn để các bạn dễ tìm kiếm nhé
Phân loại học bổng PhD
Học bổng PhD loại 1:
Các chương trình mở đơn hàng năm. Các chương trình này thường có fellowship đi kèm. Fellowship sẽ dưới dạng bạn phải đi làm ở trường một tuần vài giờ để tạo ra khoản tiền lương ít ỏi mà bạn nhận mỗi tháng. Công việc thường sẽ là làm trợ giảng, các công việc hành chính, chấm thi, trông thi…Hoặc có thể làm dự án tư vấn cùng với giáo sư. Trường hợp bạn có admission mà không có hỗ trợ tài chính thường rất ít, vì các trường cũng hiểu được rằng đi học Tiến Sĩ là rất mất thời gian và chi phí cơ hội rất lớn, việc nhận một mức lương cực thấp đã là một thử thách rồi! (Tuy nhiên mình vẫn biết có nhiều trường mà nguồn lực tài chính của họ hạn chế thì họ chỉ cấp admission mà không cấp tiền. Những nơi như vậy thì mình khuyên bạn là ngay từ đầu đừng nộp đơn làm gì, vì đi học PhD là đi làm việc khó được trả lương thấp, vậy tại sao phải đi làm việc khó và tự bỏ tiền của mình ra nữa chứ??)
Học bổng PhD loại 2:
Học bổng làm việc theo dự án cùng với giáo sư. Những vị trí này đăng tuyển rất nhiều và liên tục trên các trang tuyển dụng. Các trường và các thầy cũng cần tuyển PhD như một vị trí công việc bình thường để làm cho các dự án của họ. Vì vậy nếu gọi là học bổng scholarship thì không đúng, nó gần nhất với nghĩa fellowship, công việc chính là làm nghiên cứu viên cho dự án, tạo ra xuất bản và sau khi đủ số lượng xuất bản thì bạn được phép bảo vệ để lấy bằng Tiến Sĩ.
Loại 3: Các học bổng phát triển, học bổng theo chủ đề của nhà tài trợ.
Học bổng PhD loại 3:
Cả ba loại này chỉ khác nhau về nguồn tiền, mức lương hàng tháng (stipend), và an sinh xã hội.
Ví dụ nếu bạn được làm việc theo dự án (loại 2) thì sẽ có một công việc bình thường, là một nhân viên bình thường ở trường. Nếu ở Hà Lan, Thụy Sĩ chẳng hạn thì bạn sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, sẽ có trợ cấp thất nghiệp sau khi hết hợp đồng mà vẫn chưa làm xong nhé. Những vị trí này thường có lương cao hơn loại 1, nên lượng giờ làm việc cũng yêu cầu cao hơn. Và vì lương cao nên bạn có thể không đủ tiêu chuẩn để nhận được các trợ cấp khác tùy theo chính sách của từng quốc gia (trợ cấp nhà ở chẳng hạn). Vì là làm cùng giáo sư, dự án đã có sẵn trước khi bạn tham gia, nên ý tưởng nghiên cứu sẽ không do bạn chủ động mà thường phải làm nghiên cứu xoay quanh dự án đã xin được tiền tài trợ.
Một số bạn nhập học theo loại 1 cũng có thể chuyển sang loại 2 nếu trong năm đầu TS bạn biết cách network, làm quen với thầy và nếu thấy dự án phù hợp (Mọi thứ đều có thể nếu ta biết cách thử!)
Loại 1 và 3 thì có thể fellowship chỉ đủ cho 3 hoặc 4 năm, tiền học bổng được nhận dưới dạng lương học bổng, gần mức thu nhập tối thiểu của quốc gia bạn đến (Nói vậy thôi chứ ở Châu Âu thì cũng thoải mái để đảm bảo dignity của người làm tiến sĩ nữa hihi). Những vị trí PhD ở dạng 1 và 3 thường không gắn với một job cụ thể, vì vậy có nhiều trường hợp bạn sẽ được phát triển đề tài nghiên cứu theo ý mình (tất nhiên là có giáo sư định hướng). Tuy nhiên, điểm hạn chế là tiền stipend hàng tháng thường thấp hơn loại 2 nhé (đấy là mình quan sát thế).
Tìm học bổng PhD như thế nào?
Học bổng PhD loại 1:
Bạn tìm trường trước, sau đó vào website của trường để xem các chương trình PhD của họ rồi cứ thế mà theo deadline nộp đơn thôi. Nộp đơn bình thường như một chương trình ĐH hay Thạc Sĩ bình thường thôi.
Tìm trường như thế nào?
Hỏi Tiến Sĩ Google xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới theo quốc gia, bạn sẽ được một danh sách các trường ĐH tốt nhất của mỗi quốc gia. Sau đó lại tìm website của trường là ra ngay.
Ví dụ: Hỏi google: Dutch universities ranking là bạn sẽ được danh sách các trường ĐH tốt nhất ở Hà Lan. Sau đó vào website của từng trường để xem các chương trình PhD mở thường niên của họ trong mục các chương trình học (programme).
Học bổng PhD loại 2:
Các vị trí PhD này thì nộp đơn như là đi xin việc ấy. Bạn gửi cho họ hồ sơ online theo yêu cầu (thường sẽ có resume, cover letter, ít nhất hai thư giới thiệu, một bản nghiên cứu do mình viết (research sample, bạn cũng có thể là luận văn thạc sĩ nếu chưa có một xuất bản nào)
Vì chỉ đơn giản là các vị trí công việc, bạn cứ tìm ở các trang tuyển dụng thôi.
Ví dụ
Ở Châu Âu, bạn có thể tìm ở website của Cộng Đồng Châu Âu EC. Website này cũng có cả các vị trí sau Tiến Sĩ (post Doc) nữa
- https://euraxess.ec.europa.eu/jobs/ (Vào đây là chọn mục search theo quốc gia nhé)
- Ở Hà Lan thì tất cả các vị trí phD và post-doc của tất cả các trường đều được (và bắt buộc phải đăng tuyển ở đây để đảm bảo tính minh bạch) https://www.academictransfer.com/en/
- Các công việc trong academia trên toàn thế giới có thể tìm ở đây https://academicpositions.com/ (bao gồm cả PhD, Post-Doc, vị trí giảng dạy, nghiên cứu, giáo sư…)
- Các trang tuyển dụng Linkedin, indeed.com. PhD theo dạng 2 sẽ có rất nhiều trên Linkedin nên bạn đừng ngạc nhiên nhé. Bạn chỉ cần chỉ định công cụ tìm kiếm theo quốc gia hoặc tên thành phố và từ khóa ‘PhD’ là ra ngay!
- Các vị trí trong academia cũng được đăng tuyển ở trang tuyển dụng (careers/ jobs/ job openings) của các trường. Nếu bạn đang yêu thích một trường nào đó thì thường xuyên vào website của trường để xem nhé.
- Các giáo sư cũng đăng lên website cá nhân/ Facebook/ Twitter của họ nữa khi họ có nhu cầu. Nên nhớ theo dõi người mình hâm mộ nhé!
Có một cách tiếp cận khác dành cho loại 2 này là chủ động liên hệ với giáo sư mình thích, và hỏi xem thầy có funding cho ý tưởng nghiên cứu của mình hay không. Các giáo sư có thâm niên càng cao thì quỹ nghiên cứu của thầy càng nhiều. Vì vậy có rất nhiều giáo sư hàng Full Prof. sẽ có rất nhiều tiền để làm nhiều dự án nghiên cứu khác nhau. Hoặc các thầy cô giáo trẻ hơn thì họ sẽ viết proposal để xin tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Sau khi đã xin được tiền rồi thì họ sẽ cho đăng tuyển sinh viên PhD, nếu bạn may mắn liên hệ với thầy đang có nguồn tài trợ thì olala, alehấp, còn chần chừ gì nữa?!
Khi liên hệ với giáo sư trực tiếp thì thường bạn phải chuẩn bị sẵn một ý tưởng nghiên cứu (research proposal, tối đa 10 trang, một số trường có thể làm một research pitch chỉ 1-2 trang thể hiện rõ ý tưởng nghiên cứu độc đáo, phù hợp với hiện tại). Đồng thời bạn phải dành thời gian để tìm hiểu về thầy và về khoa thầy đang làm (Hiểu rõ đối tượng trước khi tiếp cận nhé).
Research proposal hay research pitch này chỉ để giáo sư biết mình quan tâm gì thôi. Nếu may mắn được nhận thì bạn chắc chắn phải sửa lại cho đến khi nào đạt thì bạn mới được chính thức công nhận học PhD ở trường (Viết proposal đâu có đơn giản vậy hihi!)
Cách làm này tuy nhiên có hạn chế là rất hên xui may rủi, vì các giáo sư hàng đầu thường khá bận, nếu bạn email trực tiếp mà không biết cách tiếp cận thật khéo thì chưa chắc các thầy sẽ quan tâm. Nên tốt nhất là bạn đã biết họ, đã có xuất bản, có mối liên hệ qua thầy cô giáo/ bạn bè để tiếp cận thì sẽ tốt hơn.
Học bổng PhD loại 3:
Loại này thì bạn phải biết một số học bổng nối tiếng có tài trợ bậc PhD để nộp đơn. Biết tên học bổng rồi thì cứ hỏi Dr. Google nhé. Dưới đây là một số ví dụ:
- Thụy Sĩ: Swiss Government Excellence Scholarships tại đây
- Việt Nam: 911
- Knight Hennessy Scholars Program for International Students at Stanford University tại đây
- Cuối cùng, có rất nhiều trang tìm học bổng, nhóm trên Facebook, tổng hợp cả nhiều loại kể trên nhé.
Ví dụ
- Rất nhiều quốc gia https://scholarship-positions.com
- Thụy Điển https://studyinsweden.se/plan-your-studies/degree-programmes/phd-studies/
- Rất nhiều quốc gia https://www.findaphd.com
- Olympians Tư Vấn Du Học trên Facebook (Tranh thủ quảng cáo cho Olympians ahihi) https://www.facebook.com/groups/olympiansmentoring/
- VietPhD trên diễn đàn và Facebook http://vietphd.org/forums/apply-for-phd
—
Email cho để được hỗ trợ nhanh nhất về “săn” học bổng Tiến Sĩ, hoặc gửi CV cho chúng mình để được review CV miễn phí: nga.leopold@myosla.com | Trợ lý của mình về săn học bổng: 090 300 6378 (Thùy)